Phòng tránh

Viêm nhiễm phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mang thai là lúc cơ thể người phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi, không những về vóc dáng, cân nặng. Nhất là về sự biến đổi của lượng nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến sự thay đổi về nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, tâm trọng. Đó là lý do vì sao những người đang mang thai có những sở thích rất kì lạ, lắm lúc vui, đôi khi buồn vô cớ.

Nhiều mẹ bầu còn gặp phải tình trạng viêm nhiễm phụ khoa trong giai đoạn thai kỳ. Vậy viêm nhiễm phụ khoa có nguy hiểm hay có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Chúng ta sẽ có ngay câu giải đáp trong bài viết hôm nay:

Viêm nhiễm phụ khoa và biểu hiện

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh về đường âm đạo hay còn được gọi là viêm âm đạo. Chúng dẫn đến tình trạng âm đạo bị viêm, biểu hiện thường thấy là dịch tiết ra ở “cô bé” có màu lạ, có mùi hôi, tanh, số lượng nhiều hơn bình thường. Tình trạng nặng hơn là người phụ nữ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, dẫn đến nhiều phiến toái trong sinh hoạt hằng ngày.

Viêm nhiễm phụ khoa vấn đề chung của toàn thể phụ nữ
Viêm nhiễm phụ khoa vấn đề chung của toàn thể phụ nữ

Khi gặp phải những vấn đề này người nữ sẽ có xu hướng, chạm vào “cô bé” nhiều hơn, tăng tần suất cọ rửa, thậm chí dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ nhiều lần trong ngày. Càng rửa bạn sẽ càng thấy ngứa dữ dội, không làm tình trạng thuyên giảm ngược lại ngày càng phức tạp hơn. Với mẹ bầu thì họ làm càng cảm thấy khó chịu hơn gấp bội, việc mang thai đã làm thay đổi quá nhiều thứ, ngay đến âm đạo cũng bắt đầu có triệu chứng lạ.

Đây cũng là những tình huống thường gặp ở người phụ nữ, theo nhiều thống kế cứ 10 người nữ mang thai thì có đến 8 người gặp phải những tình huống về viêm âm đạo. Nhưng mức độ nặng nhẹ khác nhau, nhẹ chỉ ở mức dịch tiết đổi màu và có mùi không gây ngứa. Nặng nhất là dịch đổi màu, vón cục, mùi hôi tanh nồng, ngứa thường xuyên, tiểu gắt.

Khi bạn phát hiện “cô bé” có những dấu hiệu không ổn, việc nên làm là đến gặp bác sĩ để có được thăm khám và chữa trị. Đừng lam dụng việc cọ rửa nhiều lần trong ngày để cơn ngứa giảm bớt, chúng chẳng có tác dụng gì đông ngược lại còn tạo ra môi trường thuận lời khiến bệnh viêm phụ khoa của bạn trở nặng hơn.

Viêm nhiễm phụ khoa có ảnh hưởng đến thai khi không?

Ngay giai đoạn mang thai thì điều mà mẹ bầu lẫn gia đình quan tâm nhất vẫn là sức khỏe của thai nhi. Bất kỳ những dấu hiện không tốt trên người mẹ bầu cũng tiềm ẩn những mối nguy ảnh hưởng đến em bé. Viêm nhiễm phụ khoa cũng thế cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thai nhi trong bụng người mẹ .

Mọi vấn đề xảy ra với người mẹ đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi
Mọi vấn đề xảy ra với người mẹ đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Bệnh phụ khoa cũng tùy vào biểu hiện mà được phân cấp nặng hay nhẹ. Một số bệnh thường gặp mà các mẹ bầu thường xuyên mắc phải như:

Viêm âm hộ, viêm cổ tử cung,…

Bệnh phụ khoa là một loại bệnh thường gặp ở phụ nữ ở bất kỳ giai đoạn nào, những thường sẽ xảy ra với những người đã quan hệ hoặc đang thời kỳ mang thai. Những mẹ bầu mắc phải viêm âm hộ, viêm cổ tử cung,…sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Trong quá trình sinh nở, có khả năng lây nhiễm vi khuẩn cho em bé đến đến trẻ khi ra đời bị mắc kèm những bệnh về viêm phổi, viêm da, viêm kết mạc….

Những trẻ được sinh ra đã có bệnh bẩm sinh thường sức khỏe khá là yếu ớt, thường bị bệnh vặt, đau ốm từ nhỏ. Với các mẹ mắc phải những loại bệnh phụ nữ này nên đến thăm khám thường xuyên và làm theo lời của bác sĩ để sớm cải thiện tình trạng bệnh của bản thân.

Giang mai, bệnh lậu, sùi mào gà,…

Thông thường những căn bệnh này sẽ lây qua đường tình dục, có thể do thói quen quan hệ không sạch sẽ, quan hệ với nhiều người gây nên. Nhưng đa số nam giới mắc phải nhiều hơn là nữ giới, phụ nữ khá là kĩ càng trong việc chăm sóc vùng kín sau quan hệ nên ngăn ngừa được phần nào những bệnh giang mai, sùi mào gà,…

Nhưng thực tế khi mẹ bầu mắc phải những căn bệnh xã hội này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến thai nhai. Em bé trong giai đoạn ở bụng mẹ có thể bị nhiễm lậu, giang mai giống mẹ thông qua dây rốn, nơi bé nhận dinh dưỡng trực tiếp từ người mẹ. Cách tốt nhất để trẻ không mang theo những mầm bệnh này khi ra đời là người mẹ nên trị dứt trước khi quyết định mang thai.

Viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn

Nhiễm khuẩn lậu sẽ khiến người mẹ thường xuyên ngứa ngáy ở vùng âm đạo, thời gian ủ bệnh càng lâu tình trạng bệnh càng nặng dần. Trường hợp nghiêm trọng nhất người mẹ sẽ bị tiểu gắt, đau bụng dưới, nước tiểu có màu đục, dịch tiết âm đạo ra nhiều và có mùi nặng,…

Khuẩn lận sẽ tăng nguy cơ sinh non của người mẹ, em bé sinh ra nhẹ cân, sức khỏe kém. Ngoài ra loại khuẩn này có thể lây sang em bé qua đường âm đạo khi được sinh ra đời. Thực tế cho thấy nếu người mẹ bị nhiễm lậu sẽ có nhiều ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của em bé. Trẻ dù có an toàn ra đời cũng sẽ mắc thêm nhiều vấn đề sức khỏe khác mà chúng ta không thể nào phòng tránh được.

Cách phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa cho mẹ bầu

Vùng kín là một khu vực khá là nhạy cảm và khó thấy được bằng mắt thường. Các dấu hiệu ở vùng này cũng ít được để ý đến, cho đến khi chúng trở nên nặng thì chúng ta mới bắt đầu tìm đến bác sĩ để thăm khám. Vì thế để mẹ bầu tránh được những vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa thì điều nên làm là nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Ngoài ra, người mẹ cũng nên tập thói quen ăn uống đầy đủ chất, uống nhiều nước để điều hòa chức năng cơ thể. Nhất là những rối loạn về nội tiết khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý của chúng ta, vì thế mà mẹ bầu đừng nên lo âu quá nhiều, hãy thả lỏng cơ thể và tâm sự với người thân nhiều hơn.

Trong quá trình mang thai thì việc quan hệ vợ chồng của không được thoải mái và nhiều như lúc trước. Vô tình trở thành một rào cản khiến cả chồng lẫn vợ cảm thấy khó chịu nhưng không mệ bầu cứ yên tâm rằng nếu bạn sợ ảnh hưởng đến thai nhi có thì nên quan hệ các tư thế nhẹ nhàng. Tần suất không quá nhiều và nên kiêng 2 tháng đầu và 2 tháng cuối thai kỳ để giữ sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.

Ngoài ra, khi phát hiện “cô bé” xuất hiện dịch lạ, mùi hôi tanh hay có triệu chứng đau bụng thì nên đến gặp bác sĩ ngay. Mẹ bầu vẫn có thể sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ như bình thường, còn nếu bạn bị dị ứng với chúng thì nên làm sạch bằng nước ấm. Nếu bạn được chuẩn đoán bị viêm nhiễm phụ khoa thời kì mang thai thì nên kiêng vấn đề quan hệ vợ chồng.

Người mẹ nên kiêng các món ăn chứa nhiều đường, vì chúng sẽ khiến dịch tiết âm đạo ra nhiều hơn. Cũng nên hạn chế việc cọ rửa quá nhiều lần vùng kín, điều đấy càng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở tốt hơn.

Lời khuyên

Để có một quá trình mang thai lành mạnh thì cả mẹ lẫn bố nên làm các kiểm tra sức khỏe toàn diện trước khi quyết định có em bé. Đừng để các loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng đến con của bạn sau khi ra đời. Với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay, việc chữa khỏi bệnh xã hội không còn quá khó khăn.

Kiểm tra sức khỏe là giải pháp tốt nhất tìm ra mọi loại bệnh tiềm ẩn trong cơ thể chúng ta
Kiểm tra sức khỏe là giải pháp tốt nhất tìm ra mọi loại bệnh tiềm ẩn trong cơ thể chúng ta

Viêm nhiễm phụ khoa không phải là vấn đề nan giản hay đáng xấu hổ, ai trong chúng ta cũng sẽ mắc phải bởi một số lý do nào đó. Điều nên làm nhất là phải đối mặt và tìm ra hướng giải quyết hợp lý nhất. Đối với mẹ bầu khi mang thai cơ thể thay đổi đã khiến họ thấy khó chịu, nay còn mắc phải viêm nhiễm càng làm tâm lý lẫn sinh lý bị cản trở.

Người chồng hãy là chỗ dựa niềm tin hỗ trợ vợ bầu vượt qua giai đoạn khó khăn này. Có được sự ủng hộ và chăm sóc từ gia đình, người thân các mẹ bầu sẽ được tiếp thêm sức mạnh dễ dàng vượt qua được quá trình mang thai gian khổ. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi gì về sức khỏe hãy để lại bình luận cho chúng tôi nhé!