Thủy đậu hay theo dân gian gọi là trái rạ, là một loại bệnh khá phổ biển từ thời xa xưa cho đến ngày nay. Hầu hết trong đời mỗi người sẽ bị một lần, có vài trường hợp sức đề kháng yếu ớt có thể mắc đến hai lần do bị lây từ người khác. Tuy nói là bệnh phổ biến nhưng nếu không kịp thời chữa trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Để người bệnh có thể tự nhận biết được tình trạng sức khỏe của bản thân, trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về quá trình phát triển, dấu hiện và những biến chứng nguy hiểm của thủy đậu.
Mục lục
Quá trình phát triển của bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là do loại vi rút Varicella Zoter gây ra ở trẻ em và gây nên bệnh Zona ở người lớn. Thông thường bệnh trái rạ sẽ phát tán vào cuối đông đầu xuân và kéo dài đến mùa hè. Do sự truyền nhiễm từ người này sang người khác thông qua môi trường không khí. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm nhất vì sức đề kháng của chúng còn yếu kém.
Quá trình phát triển bệnh như sau:
- Khởi phát: Bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, nhức cơ,…thường bị lầm tưởng là cảm mạo, bệnh vặt thông thường. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ đôi khi là chẳng có một dấu hiệu nào báo trước, chúng ta không thể nào biết được là bệnh đang bắt đầu phát triển trong cơ thể bé.
- Phát bệnh: Đi kèm với các triệu chứng như trên sau 1 đến 2 ngày, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những nốt rạ khá nhỏ nhưng mật độ cao phủ khắp người. Trong vòng 12 đến 24 tiếng đồng hồ những nốt rạ này phát triển thánh mụn nước, các đốt mụn này sẽ xuất hiện nhiều hơn khi bệnh vào giai đoạn cao trào từ 100 đến 500 đốt. Trong đốt mụn nước này có chứa vi rút lây bệnh, nếu người lành không cẩn thận sẽ bị lây nhiễm.
- Kết thúc: Thông thường bệnh thủy đậu sẽ kéo dài từ 5 đến 7 ngày, tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà thời gian này sẽ ít hoặc nhiều hơn. Khi các đốt mụn nước dần khô lại thì sau 4 – 5 ngày bệnh sẽ dần khỏi. Vào giai đoạn bão hòa nốt rạ sẽ không nổi lên nữa mà khô và hình thành sẹo lõm trên cơ thể người bệnh.
Bệnh thủy đậu có biến chứng nguy hiểm gì?
Nếu thủy đậu được phát hiện kịp thời được ngăn chặn bằng thuốc uống và thuốc bôi thì các nốt rạ rất nhanh chóng sẽ xẹp và lành đi sau đó. Nhưng nếu người thân lẫn người bệnh không phát hiện ra sớm hoặc bệnh có sự phát tán khá chậm thì hậu quả để lại khá là nghiêm trọng.
Tuy là bệnh lành tính, không chứa nhiều dấu hiệu nặng nề và cũng có thuốc trị dứt bệnh. Nhưng chúng vẫn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh ngay cả khi đã hồi phục sau bệnh.
- Đối với biến chứng nhẹ là bị nhiễm trùng nơi mụn nước, chúng làm các nốt rạ khó lành, có dấu hiệu lỡ loét. Dù đã lành lại nhưng sẽ để lại sẹo lưu lại sâu và đậm màu hơn rất nhiều. Với trẻ nhỏ cái nốt rạ sẽ làm chúng cảm thấy ngứa ngáy và chúng bắt đầu ma sát, gãi để làm dịu đi cơn ngứa. Vì vậy mà người lớn cần phải theo sát con em, bôi thuốc thường xuyên để nốt rạ nhanh chóng xẹp.
- Đối với biến chứng nặng, vi rút theo đường máu đi vào trong cơ thể khiến bệnh tình trở nặng. Ngoài ra, chúng ta còn có thể mắc phải viêm phổi, viêm não,…đây là hậu quả để lại sau khi bệnh thủy đậu kết thúc. Vi rút trái rạ sẽ ngừng phát tán những bộ phận khác trên cơ thể nếu bạn uống thuốc và bôi thuốc điều đặn theo chỉ định của bác sĩ.
Cách chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh thủy đậu
Khi gia đình có con em mắc phải trái rạ, đầu tiên nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được kê toa thuốc đúng bệnh đúng liều. Kèm theo thuốc viên sẽ có các loại thuốc bôi trực tiếp thoa lên các nốt rạ, hạn chế sự phát tán của chúng lây nhiễm cho những người xung quanh.
Bạn nên tắm bằng nước ấm cho trẻ, có thể tiếp tục sử dụng xà phông để tắm cho bé vì các sản phẩm của trẻ em đa số rất lành tính, không chứa các thành phần tẩy rửa, bảo quản. Ngoài ra, không nên cho trẻ mặc chung quần áo với trẻ khác, trẻ đến tuổi đến trường thì nên xin nghỉ từ 5 đến 10 ngày, cho đến khi bệnh tình dứt hẳn.
Theo dân gian xưa người mắc bệnh trái rạ phải kiêng gió, kiếng nước nhưng đó là những hủ tục cũ kĩ và không đúng. Thời điểm trái rạ xuất hiện thường vào mùa hè thời tiết nắng nóng, nếu bạn mặc ấm, kiếng gió, kiếng tắm với trẻ con càng khiến tình trạng nốt rạ nặng vì chúng sẽ ra mồ hôi rất nhiều. Vì vậy bạn chỉ cần cho trẻ ở trong phòng có nhiệt độ bình thường, thoáng mát, mặc quần áo thoải mái.
Với khẩu phần ăn khi trẻ nhỏ bị thủy đậu nên kiêng các món ăn dầu mỡ; cay nóng chứa nhiều tiêu, gừng, tởi,… Không nên cho con em những món ăn được làm từ thịt dê, thịt gà, thịt ngan,…Với các loại trái cây mang tính nóng như vải, nhãn, đào,…cũng không nên để cho trẻ dùng trong thời gian phát bệnh.
Thói quen ăn uống là góp phần giúp bệnh tình của người bệnh mau chóng thuyên giảm. Nhất là với trẻ con, chúng chưa nhận thức được cơ thể của mình đang có vấn đề gì và cần phải giải quyết như thế nào. Các bậc cha mẹ nên theo sát con em, đề ra thực đơn phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ con.
Trong thời gian nghỉ bệnh chắc, trẻ không được đến trường sẽ rất buồn chán. Ngoài công việc, cha mẹ nên dành thời gian để trò chuyện, chơi đùa cùng con để trẻ luôn cảm thấy sự chăm sóc, quan tâm từ bậc sinh thành. Tuy các nốt rạ sau khi lành vẫn còn rất xấu xí nhưng bạn hãy động viên con rằng sau một thời gian chúng sẽ biến mất và cơ thể chúng t sẽ trở lại bình thường.
Lời khuyên
Sau thời gian mắc bệnh thủy đậu sẽ để lại trên làn da của bạn nhiều vết thâm sẹo, nếu chăm sóc không kĩ da sẽ để lại sẹo lõm xấu xí trên cơ thể chúng ta. Với trẻ nhỏ theo thời gian trưởng thành những vết sẹo này sẽ lành dần và biến mất. Với những vết bị quá nặng quá sâu, sẹo sẽ lõm sâu và không thể nào lành lặn như trước.
Trẻ nhỏ không ý thức được việc gãi những mụn nước làm chúng vỡ sẽ gây nên sẹo lõm nên các bậc cha mẹ phải theo dõi con cái thường xuyên. Hãy mang bao tay bao chân cho trẻ để chúng không thể nào ma sát đến các mụn nước. Nếu trẻ ở tuổi đến trường, đã nhận thức được sự ảnh hưởng của bề ngoài đối với ánh nhìn của mọi người xung quanh.
Bạn nên thường xuyên động viên rằng các nốt rạ sẽ lành lại nếu chúng chăm uống và bôi thuốc. Ăn uống đầy đủ, ngủ nghỉ đúng giờ đúng giấc sẽ góp phần khiến bệnh thủy đậu mong chóng biến mất. Sau thời gian bệnh bạn có thể mua cho trẻ những loại thuốc trị sẹo bôi lên các nốt rạ đã lành. Những loại thuốc này sẽ khiến sẹo lõm nhanh chóng đầy lại và liền da.
Trẻ con không giống với người lớn, sức đề kháng chưa ổn, lại cần sự chăm sóc từ người lớn. Trẻ ở giai đoạn nào cũng cần được quan tâm từ các bậc sinh thành, từ sức khỏe cho đến tâm lý chúng đều sự hỗ trợ từ ba mẹ, ông bà, anh chị. Đôi khi chúng chưa thể biểu lộ ra hết cảm xúc yêu thương, lại nổi loạn, vì vậy mà ba mẹ càng phải bình tĩnh và giáo dục con cái cẩn thận hơn.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc về các loại bệnh hay những câu hỏi về sức khỏe hay gửi thư cho chúng tôi. Chúng tôi nhất định sẽ đưa ra lời giải đáp thấu đáo nhất cho bạn đọc. Chúc bạn thành công và khỏe mạnh!