Dị ứng thời tiết là một hiện tượng thời gặp trên cơ thể con người trong thời gian giao mùa hoặc do một số nguyên nhân khác tác động từ môi trường. Các vấn đề dị ứng thường xuất phát từ hệ miễn dịch của con người, một số người hệ miễn dịch kém sẽ bị dị ứng với nhiều món ăn, thuốc bôi hoặc thời tiết thay đổi.
Thông thường các loại dị ứng này là do bẩm sinh, sẽ tái đi tái lại nhiều trong suốt cuộc đời. Nhưng chúng không có nhiều nguy hiểm đe dọa đến tính mạng chúng ta. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục dị ứng thời tiết.
Mục lục
Nguyên nhân của dị ứng thời tiết
Như chúng ta đã biết dị ứng xuất phát từ hệ miễn dịch của con người. Người có hệ miễn dịch tốt thường có sức khỏe tốt, ít bệnh tật cũng như mắc phải các loại dị ứng thức ăn hay thời tiết. Nhưng với người có hệ miễn dịch kém thì việc bị dị ứng sẽ xảy ra thường xuyên.
Nhất là vào giao đoạn giao mùa từ mùa khô sang mùa mưa, hay từ mùa lạnh sang mùa nóng. Cơ thể sẽ bắt đầu nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy khắp người, tình trạng nhẹ chỉ bị nổi ở tay chân những đốm nhỏ. Với người dị ứng nặng thì nổi khắp cơ thể, ngay cả mặt, bụng, lưng đều xuất hiện nhiều đốm đỏ li ti. Khi bạn càng gãi thì chúng càng phát tán nhiều và ngứa hơn nữa.
Thực tế cho thấy triệu chứng dị ứng thời tiết là do rối loạn hệ miễn dịch gây ra. Khi cơ thể gặp phải những tác động từ môi trường như thời tiết, nhiệt độ thay đổ, thức ăn, nước uống không phù hợp chúng sẽ sản sinh ra các loại kháng thể để phản ứng lại với môi trường. Từ đó những loại kháng thế này gây hại đến cơ thể chúng ta.
Theo một số nghiên cứu khác thì con người bị dị ứng ngoài nguyên nhân do cơ địa bẩm sinh thì còn một số nguyên nhân khác. Người xưa vẫn thường nói răng phụ nữ sau khi sinh nở như được thay màu, vì vậy mà sau sinh da dẻ, khẩu vị của họ trở nên khác biệt với trước. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến cơ thể người mẹ có thể bị dị ứng với một số tác nhân môi trường, đồ ăn thức uống,…
Ngoài ra, theo sự phát triển của con người phải trải qua nhiều giai đoạn trưởng thành khác nhau. Những giai đoạn này làm cơ thể bị thay đổi về vóc dáng, tâm sinh lý, thói quen hằng ngày chính sự thay đổi này cũng ảnh hưởng đến rối loạn hệ miễn dịch. Ngày nhỏ bạn không bị dị ứng nhưng khi lớn ở một độ tuổi nào đó lại mắc phải dị ứng thời tiết.
Biểu hiện thường gặp
Biểu hiện dễ dàng nhận ra nhất của dị ứng là khi cơ thể bị nổi mẩn đỏ li ti khắp người, có người sẽ thường bị nổi ở tay hoặc chân, có người lại nổi ở cổ, lưng và bụng. Nhất là những vùng đổ nhiều mồ hôi, tình trạng mẩn đỏ sẽ nhiều hơn, khiến bị luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu cả ngày.
Kèm theo triệu chứng ngứa là các triệu chứng như viêm mũi dị ứng,nổi mề đay, nổi chàm,..Viêm mũi dị ứng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm xoang sau này, lúc này mũi của người bệnh luôn cảm thấy khô, sót, khó chịu, chảy mũi và hay bị nhức đầu. Nổi mề đay và chàm là tình trạng dị ứng da khá nặng làm bạn ngứa, nổi đỏm đó kèm mụn nước li ti nhiều nơi trên cơ thể.
- Đối với dị ứng thời tiết nhiệt độ cao, vì thời tiết nóng nên cơ thể sẽ đổ nhiều mồ hôi hơn bình thường. Khiến làn da của bạn luôn trong trạng thái ẩm ướt, cơn ngứa ngày càng tăng lên, dẫn đến viêm nhiễm da, bệnh dị ứng ngày càng nặng hơn.
- Đối với dị ứng thời tiết nhiệt độ thấp, thường chỉ xuất hiện khi trời vào đông. Trời quá lạnh sẽ khiến làn da của chúng ta bị khô, đôi khi xảy ra hiện tượng bong tróc. Dị ứng với thời tiết lạnh, làm bạn ngứa, càng gãi phần da ở vùng đó có thể bị trầy xước, tróc da, rỉ máu.
Cách khắc phục dị ứng thời tiết
Để hạn chế các triệu chứng của dị ứng thời tiêt hoặc dị ứng da, bạn có thể đến gặp các bác sĩ da liễu để thăm khám. Dị ứng là bệnh do cơ địa của con người, chúng ta có thể dùng thuốc viên hoặc dùng thuốc bôi để làm dịu tình trạng đỏ, ngứa ngáy trên cơ thể chúng ta.
Với triệu chứng viêm mũi, bạn nên xịt rửa mũi thường xuyên để làm sạch khoang mũi, trừ khử các vi khuẩn không tốt. Giữ ẩm cơ thể bằng áo khoác, áo choàng cổ để mũi không bị khô và khó chịu. Đặc biệt với thời tiết lạnh bạn nên uống nhiều nước, cung cấp đủ độ ẩm cho thân thể.
Triệu chứng dị ứng thời tiết là do hệ miễn dịch nên điều cần thiết nhất là bạn phải ăn uống đủ chất, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Thường xuyên bổ sung các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, B2. Không nên sử dụng thuốc lá, bia rượu, và nhất là không nên thức khuya.
Khi gặp phải những triệu chứng ngứa ngáy, bạn nên chườm nước đá vùng bị ngứa, không nên dùng tay để gãi, ma sát da. Bạn nên nhớ rằng bạn càng gãi, càng làm tình trạng dị ứng nặng nề hơn. Cách tốt nhất là phải bôi thuốc để những đốm đỏ dần dần dịu đi.
Với các bệnh nhân dị ứng với thức ăn hạn chế ăn các thức ăn như hải sản, đậu phộng,…Bạn nên để ý đến bữa ăn hằng ngày của bản thân để nhận biết được những món ăn mà cơ địa của mình không phù hợp và có phản ứng không tốt. Việc ghi nhớ những loại thức ăn không phù hợp với bản thân, giúp bạn tránh được việc bị dị ứng.
Thực tế dị ứng thời tiết là một triệu chứng rất bình thường và phổ biến đối với con người chúng ta. Nhưng biểu hiện của dị ứng tùy người lại có mức độ nặng nhẹ khác nhau, biểu hiện của bệnh trên từng người cũng khác biệt. Nếu nắm bắt được cơ thể có triệu ứng dị ứng da thì bạn nên tìm giải pháp chữa trị sớm nhất có thể, đừng để tình trạng trở nặng sẽ không tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Lời khuyên
Tuy dị ứng thời tiết không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người, nhưng nếu bạn không chữa trị kịp thời chúng sẽ gây nhiều phiền toái đến sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để tìm cách giải quyết dị ứng của bản thân có thể uống thuốc hoặc dùng thuốc bôi.
Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc y học cổ truyền dân gian để làm dịu đi tình trạng dị ứng của bản thân. Đôi khi những nguyên liệu tự nhiên lại đem đến hiệu quả bất ngờ đối với bệnh dị ứng da. Các bài thuốc này đa số là từ cây cỏ thiên nhiên lành tính, ngoài trị dị ứng còn mang đến cho bạn sức khỏe tốt, da dẻ trắng trỏe và mịn màng hơn.
Nếu tình trạng ngứa ngáy quá nặng mà bạn không dùng thuốc uống hay thuốc bôi thì hãy thử chườm đá lạnh hoặc nước ấm. Chắc chắn rằng cơn ngứa sẽ được dịu bớt dần, thường xuyên giặt giũ mền gối, quần áo để không ủ vi khuẩn gây hại trong các sợ vải. Đôi khi những thói quen xấu này mới là nguyên nhân dẫn đến dị ứng da của bạn.